Nhân viên được công ty trợ cấp tiền "lánh nạn" trong mùa dị ứng phấn hoa
Naoki Shigihara, nhân viên của công ty công nghệ thông tin Aisaas (Nhật Bản), là một người có triệu chứng “sốt mùa hè”. Anh là một trong hàng triệu người ở Nhật Bản bị dị ứng với phấn hoa và khó tập trung vào công việc. Đặc biệt vào mùa xuân, anh phải đối mặt với tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi dai dẳng.
Công ty của anh đã đưa ra chương trình “thoát khỏi vùng nhiệt đới”, cho phép nhân viên làm việc từ xa tại các khu vực khác của đất nước, nơi có lượng phấn hoa thấp. Công ty thậm chí còn trợ cấp 1.300 USD/người (tương đương với 33 triệu đồng) cho việc “lánh nạn” tạm thời này.
Nhờ khoản trợ cấp này, Naoki đã chuyển đến Okinawa, một đảo phía nam Nhật Bản sống tạm. Trong 2 năm qua, mỗi mùa xuân, anh đã dành 10 ngày ở Okinawa.
“Khi ở Tokyo, các triệu chứng dị ứng của tôi lại bắt đầu trầm trọng. Còn ở Okinawa thì thật tuyệt, tôi cảm thấy các triệu chứng đã biến mất. Khi tôi nói chuyện trợ cấp lánh nạn với những đồng nghiệp ở công ty khác, họ đã rất ghen tị và cho rằng đây là chế độ đãi ngộ tuyệt vời. Hầu hết mọi người xung quanh tôi đều phải đến bệnh viện trong mùa này, đây là một vấn đề nghiêm trọng ở Nhật Bản”, anh nói.From: web game casino
Shihomi Yamamoto, phát ngôn viên của công ty, cho biết chương trình “thoát khỏi vùng nhiệt đới” bắt đầu vào năm 2022 vì giám đốc điều hành của công ty bị các triệu chứng “sốt cỏ khô” nghiêm trọng và cũng cần phải rời xa Tokyo vào mỗi mùa xuân. Năm ngoái, hơn một phần ba trong số 185 nhân viên của công ty đã tham gia chương trình “lánh nạn” này.
Mùa “sốt cỏ khô” hay còn gọi là “sốt mùa hè” ở Nhật Bản diễn ra đỉnh điểm từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 4. Mùa dị ứng phấn hoa này khiến hàng triệu người hắt hơi và gãi ngứa vì dị ứng, thậm chí còn có người bị ốm vào mỗi mùa xuân.
Theo Hiệp hội Miễn dịch học, Dị ứng và Nhiễm trùng tai, mũi, họng Nhật Bản, hơn 40% dân số nước này được cho là có các triệu chứng này vào năm 2019From: web game casino. Con số này còn cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu (10-30%), theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Mitsuhiro Okano, giáo sư tai, mũi, họng tại Bệnh viện Phúc lợi và Y tế Quốc tế Narita ở tỉnh Chiba, ước tính rằng các triệu chứng “sốt cỏ khô” nghiêm trọng có thể làm giảm hiệu quả làm việc hơn 30%, khiến tổn thất kinh tế quốc gia trở thành mối lo ngại thực sự.
Một cuộc khảo sát đối với các công ty tư nhân của Tập đoàn Panasonic ước tính, thiệt hại kinh tế do năng suất giảm trong mùa dị ứng là 1,5 tỷ USD/ngày.
Chính phủ Nhật Bản và một số đang thực hiện các biện pháp giúp giảm bớt tác động của dị ứng đến người dân nói chung, người lao động nói riêng.
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, khoảng 20% các công ty Nhật Bản cho phép nhân viên làm việc từ xa trong mùa “sốt cỏ khô”.
Hiện nay, cây tuyết tùng và cây bách chiếm 28% diện tích rừng của Nhật Bản. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách cho các biện pháp đối phó và lên kế hoạch giảm 20% rừng tuyết tùng trồng nhân tạo trong thập kỷ tới, thay thế chúng bằng những cây khác tạo ra ít phấn hoa hơn.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, dị ứng phấn hoa đang trở nên tồi tệ hơn trên toàn cầu do biến đổi khí hậu, với nhiệt độ mùa xuân tăng lên và thực vật giải phóng phấn hoa sớm hơn, trong thời gian dài hơn. Nồng độ phấn hoa tuyết tùng vào mùa xuân năm 2023 đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây ở một số vùng của Nhật Bản.
Theo www.washingtonpost.com