Nhiều nghề có thể biến mất vì AI
AI thay đổi thị trường
Những năm gần đây, nhân viên bưu tá của hệ thống bưu điện tại TPHCM đã chuyển thành nhân viên giao nhận hàng hóa; tài xế xe ôm phải tập dùng ứng dụng điện thoại thông minh để làm tài xế xe công nghệ; những người làm nghề ghi chỉ số điện, nước phải tìm nghề khác mưu sinh…
Công nghệ ứng dụng vào đời sống đã làm thay đổi nhiều thứ, tác động đến hầu hết các ngành nghề trong xã hội. Nhiều ngành nghề phải thay đổi, áp dụng công nghệ để thích nghi và tồn tại, những nghề không thể chuyển đổi đã biến mất.
Khi ứng dụng ChatGPT xuất hiện, nhiều người lao động lĩnh vực nội dung số xôn xao vì khả năng tạo nội dung của ứng dụng này. Sau đó, khi càng nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ra đời, lao động ngành công nghệ vốn là nghề thời thượng cũng bắt đầu lo sẽ bị AI chiếm mất công việc.
Trong báo cáo khảo sát lương và thị trường lao động Việt Nam năm 2024, Navigos Group đánh giá: “Làm việc linh hoạt là xu hướng đang được nhiều người lao động quan tâm nhất, chiếm 49,1%”.
Trong công việc, người lao động quan tâm nhiều đến các từ khóa như làm việc từ xa, ứng dụng của AI, trao quyền cho nhân viên… Điều đó thể hiện lực lượng nhân sự trung cấp, cao cấp đang chuyển biến rất mạnh về kỹ năng chuyên môn theo xu hướng ứng dụng công nghệ AI vào công việc.
Từ xu hướng trên, Navigos Group cho rằng, các vị trí mới sẽ dần xuất hiện ngày càng nhiều, tập trung về trí tuệ nhân tạo, công nghệ kỹ thuật số, xử lý dữ liệu, phân tích tình hình kinh doanh… thay thế cho những công việc truyền thống hiện tại.From: nhà cái casino online
Đa số lao động và người sử dụng lao động tham gia khảo sát của Navigos Group nhận định các công việc liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề như: Công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, bất động sản, ngân hàng, giáo dục, dịch vụ tài chính…
Từ việc AI thay đổi những vị trí việc làm cũ thì những vị trí việc làm mới ra đời. Con người phải chuyển sang những công việc thiên về xử lý dữ liệu trong các ngành xây dựng, bất động sản, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm…
Tri thức con người ngày càng quan trọng
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, cho rằng: “Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến của trí tuệ nhân tạo, có những ngành nghề dần biến mất nhưng đồng thời, nhiều công việc mới sẽ ra đời”.
Hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ đổi mới và trình độ ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia nên đó là xu hướng không thể thay đổi.
Xu hướng đó đòi hỏi thị trường lao động phải đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động cho phù hợp với quá trình tái cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của trong làn sóng ứng dụng công nghệ, AI và đổi mới sáng tạo.
Báo cáo của Navigos Group cũng cho thấy, khi AI ngày càng chiếm lĩnh nhiều vị trí công việc, những kỹ năng cốt lõi của lao động trong thời gian tới cũng phải thay đổi để thích nghi với việc “nhường” những công việc mà AI làm tốt, đảm nhận những công việc mà AI không thể thay thế được.
Cụ thể, ngoại ngữ và tư duy phân tích là 2 kỹ năng đứng đầu mà người lao động trong thời đại mới phải có để tăng tính cạnh tranh cho bản thân trên thị trường lao động. Kế đến, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả là 3 kỹ năng lớn mà bất cứ nhân sự giỏi nào cũng phải nắm giữ.
Theo ông Trần Anh Tuấn, sự thay đổi trên là thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng ta chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tái cơ cấu sang nền kinh tế tri thức. Quá trình tái cơ cấu này là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động,
Ông Tuấn nhận định: “Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các nhân tố công nghệ, vốn và nguyên vật liệu giảm dần vai trò, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định”.
“Nguồn lực con người là vô tận, công nghệ dù có tiên tiến và phát triển vượt bậc đến đâu thì trí óc con người vẫn là điều tuyệt vời mà không một cỗ máy, robot nào có thể thay thế được”, ông Trần Anh Tuấn đánh giá.