Khách Tây vào rừng sâu của Việt Nam, "sợ hết hồn" thử món sâu bò nhung nhúc
Andrew Fraser là một blogger người Australia với sở thích trải nghiệm nhiều vùng đất lạ với các món đặc sản nổi tiếng không phải khách nước ngoài nào cũng dám thử.
Tại Việt Nam, Andrew đã ghé thăm nhiều tỉnh thành từ Yên Bái, Hà Giang cho tới Hà Nội, Vũng Tàu.
Ở mỗi địa phương, anh không ngại thử thách bản thân với những món lạ như nếm thử rượu rắn ở làng Lệ Mật hay món sâu tre tại Mù Cang Chải (Yên Bái). Và mỗi hành trình của nam du khách Australia lại đem tới cho người xem nhiều trải nghiệm đặc biệt.
Chuyến đi lần này, anh đặt chân tới làng Mảng Mủ, nơi người Hmong sống gắn bó cùng thiên nhiên. Ngôi làng còn hoang sơ như bước ra từ chuyện cổ tích với các nếp nhà bằng gỗ truyền thống còn người dân sống theo kiểu tự cung tự cấp”.
“Tôiđắm mình trong di sản phong phú của cộng đồng người Hmong và được tận mắt nhìn cách người dân chế tạo đồ dùng hàng ngày từ cây tre. Và cũng từ loại cây này còn cung cấp món đặc sản lạ miệng – sâu tre”, anh nói.
Chỉ cách Mù Cang Chải chừng 2-3km nhưng làng nằm trên đỉnh núi nên cả đoàn phải đi bộ trên con đường đầy bùn đất. Màng Mủ nằm trên một ngọn núi cao thuộc xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải. Du khách tới đây sẽ đi theo hướng về đèo Khau Phạ.
Do đường dốc và hẹp nên đi xe máy cũng mất tới 20 phút, còn đi bộ khoảng một tiếng. Andrew được Pao, một người dân địa phương dẫn đường. Dù đường đi gặp khó nhưng xung quanh phong cảnh thiên nhiên khoáng đạt với những thửa ruộng bậc thang nối tiếp khiến du khách quên đi mệt mỏi.
Tại đây, vị khách người Australianhìn cảnh người địa phương dùng thân tre để chế tạo thành nhiều vật dụng quen thuộc. Sau đó, anh tìm hiểu cách người dân làm món ăn từ măng. Có thể thấy, cuộc sống người Hmong ở đây gắn liền với những cây tre.
“Có những sinh vật nhiều đốt đang ngoe nguẩy bên trong thân cây tre mới là thứ khiến tôi tò mò. Đó là sâu tre, món ăn quý màngười dân ưa thích”, anh chia sẻ.
Đi cùng Pao vào rừng sâu, Andrew còn thử sức bổ đôi một thân cây tre để chứng kiến cảnh tượng bên trong. Anh thú nhận thấy “sởn gai ốc” vì nhìn thấy đám sâu bò nhung nhúc bên trong.
Được biết, sâu tre vốn là loài côn trùng sống ký sinh trong thân tre. Sinh vật này có chiều dài cỡ gần hai đốt ngón tay, màu trắng, thường xuất hiện tại một số tỉnh vùng núi Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu hay huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Có vẻ ngoài không bắt mắt nhưng sâu tre lại trở thành đặc sản được giới sành ăn ưa chuộng. Mặc dù vậy, món ăn này dường như là thách thức lớn với khách nước ngoài.
Sau khi thu hoạch kha khá nguyên liệu, Andrew theo chân hai vợ chồng người bản địa về nhà, học cách chế biếntrích dẫn từ Khe web trực tiếp. Từ những con sâu còn ngoe nguẩy có thể chế biến thành nhiều món như sâu tre chiên giòn, xào măng, nộm hoặc đơn giản nhất là rang với lá chanh.
Người nấu bếp chỉ cần rửa qua với nước rồi để ráo. Sau đó, sâu được rang trong chảo nóng, đảo chín đều rồi nêm nếm chút gia vị vừa miệng và cuối cùng rắc thêm chút lá chanh. Cách làm này khá giống với món nhộng tằm rang. Hương vị béo ngậy của con sâu hòa quyện với lá chanh rất hợp khẩu vị.
Để Andrew đỡ sợ, Pao nếm thử trước món ăn. Còn vị khách người Australia thừa nhận, những con sâu sau khi chế biến nhìn đỡ sợ hơn lúc còn sống. Sau vài phút ngần ngại, anh hạ quyết tâm nếm thử miếng đầu tiên. Trái ngược với bất ngờ ban đầu, sâu tre có mùi thơm, vị ngọt béo chinh phục hoàn toàn nam blogger.
“Tôi từng ăn món châu chấu rang, nhưng sâu tre ngon hơn. Hương vị đặc biệt đến kinh ngạc”, anh nhận xét.
Bữa ăn hôm nay có nguyên liệu chủ đạo từ sâu tre, chế biến thành nhiều món khác nhau. Vị khách nước ngoài ăn uống ngon lành và bất ngờ khi biết đây là đặc sản quý được người địa phương dùng để tiếp đãi bạn bè phương xa.